Khái quát Mệnh phụ

Vào thời nhà Chu, danh xưng mệnh phụ luôn ám chỉ đến vợ của quan viên, đại khái là tầng lớp Khanh, Đại phu phụ trợ Thiên tử lẫn các vị Vua chư hầu[1][2]. Sách Cựu Đường thư khi dẫn khái niệm Mệnh phụ có nói:

  • 《周禮》有命夫朝人主,命婦朝女君。
  • Sách 《Chu Lễ》 có Mệnh phu bái Nhân chủ, Mệnh phụ bái Nữ quân.

Xã hội quân chủ khi xưa nếu đem Thiên tử cùng Vua chư hầu thống lĩnh cánh đàn ông, thì các Hậu và Quân phu nhân đều thống lĩnh các đàn bà. Cũng như quan viên, vợ của họ đều được xét vào diện có địa vị trong giới phụ nữ, để chia ra sang hèn so với vợ của những dân thường, từ đấy cái cách gọi 「Mệnh phụ」 ra đời. Theo đà phát triển của các triều đại, danh xưng "Mệnh phụ" được chia ra 2 khái niệm tổng quát:

  • Nội mệnh phụ (內命婦): tức "Mệnh phụ ở trong Nội", tức chỉ đến Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu cùng Phi tần. Ngoài ra, Nội mệnh phụ còn nói đến các Trưởng công chúa, Công chúa, Tông nữ và gia quyến của Hoàng thái tử.
  • Ngoại mệnh phụ (外命婦): tức "Mệnh phụ ở bên ngoài", chỉ đến vợ của Hoàng tử Vương công, vợ của quan viên cùng các Công chúa hoặc Tông nữ đã lập gia đình. Những người được phong tặng, tùy theo chế độ mà ngoài vợ của quan viên, còn có vợ của ông nội ông cụ[3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mệnh phụ http://sillok.history.go.kr/id/kaa_10505020_001 http://sillok.history.go.kr/id/kca_11709012_001 https://books.google.nl/books?id=0GYECgAAQBAJ&pg=P... https://ctext.org/text.pl?node=553933&searchu=%E5%... https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=335720#p55 https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=371877#p33 https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=570679#p44 https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=987194#p38 https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=991360#p80